Trong cách bố cục mỗi ngôi nhà, cầu thang thường bị xem nhẹ. Song theo Phong Thủy Chính Phái, cầu thang lại là điểm tiếp nối của khí trường lưu thông theo trục dọc, giữa các công năng khác nhau theo thứ tự tầng trên và tầng dưới của ngôi nhà; chiếm vị trí không thể thay thế với phong thủy Dương trạch. Do đó, các phạm kỵ với cầu thang cũng cần được nhìn nhận đúng và xử lý kịp thời. Trong bài viết này, Hwoods sẽ chia sẻ với bạn đọc 6 đại kỵ cầu thang hao tán tài lộc mà ai cũng nên biết.
1. Cầu thang ở trung tâm nhà
Phong thủy quan niệm, cần hết sức tránh đặt cầu thang tại khu vực Trung Cung (trung tâm) của ngôi nhà. Cách cục này dễ đưa lại các ảnh hưởng bất lợi hoặc các vấn đề liên quan đến bệnh về tim đối với các thành viên sống trong gia đình. Trung tâm ngôi nhà cũng ví như trái tim của cả Dương trạch, vì vậy, mọi thiết kế gây nên trở ngại tại khu vực này (như cầu thang) là điều đặc biệt tránh.
2. Mở cửa thấy cầu thang
Với phong thủy nhà ở, trước hay sau cửa đều rơi vào cách cục “Khiên Ngưu Thủy”, ví như Dương khí nhà ở cũng tựa như con bò, dễ bị “trôi tuột” hay “lôi thẳng” ra ngoài. Điều này khiến trạch khí bị thất thoát, gây ra các ảnh hưởng bất lợi cho vận sự nghiệp hay Tài khí, dễ bị xáo trộn và rò rỉ, cực bất lợi cho chủ nhân về lâu dài.
3. Cầu thang xoắn ốc
Để tiết kiệm không gian, có những cầu thang được thiết kế theo phương thức cũ với dạng xoắn ốc được đặt trong không gian nhà hay phòng chức năng. Hình dáng chiếc cầu thang xoắn lúc này tựa như một một mũi khoan to lớn, vô hình trung đem lại nhiều sát khí bất lợi cho chủ nhân.
Ta cần biết rằng, mỗi cung vị trong một ngôi nhà đều đại biểu cho các thành viên gia đình cũng như mỗi bộ phận khác nhau của cơ thể. Việc bố trí cầu thang xoắn cũng không khác gì việc chĩa “mũi khoan” đó vào chính người thân hay cơ thể mình, tiềm ẩn nhiều hung họa cho vận thế người cư trú. Vì vậy, ta cần hết sức tránh đi cách cục đại hung này khi lựa chọn, thiết kế cầu thang.
4. Chân cầu thang có công trình “nước”
Công trình “Nước” bao gồm: Nhà vệ sinh, nhà tắm, bể cá, thác nước…
Cách cục phong thủy nhà được hài hòa từ cả Âm và Dương. Khu vực gầm cầu thang vốn nhận được ít ánh sáng tự nhiên, hầu như không có hoạt động hay sinh hoạt của con người. Do chủ về Âm, nên hoàn toàn không phù hợp để đặt các công năng với nước tại đây, dễ hình thành nên m sát hay các ảnh hưởng tiêu cực về các mặt sức khỏe, vận thế hay tài vận của chủ nhân. Bên cạnh đó, khu vực chân cầu thang còn rất dễ bám bụi bặm hay tạp khí, ta cần lưu ý về vệ sinh nhằm đảm bảo sự thông thoáng và sạch sẽ.
5.Cách cục thang vô hình
“Thang vô hình” chỉ kết cấu cầu thang thiếu đi phần gấp khúc (hay quay đầu chuyển tiếp). Cầu thang vốn đảm bảo sự tiếp nối giữa hai tầng lầu, xét về độ an toàn, đã không có phần quay đầu/chuyển tiếp lại cao rất dễ khiến phát sinh các tai nạn ngoài ý muốn (như hụt chân, trượt chân, ngã). Cách cục cầu thang này trong phong thủy hình thành nên khí trường nhanh, gấp, dễ gây ra họa huyết quang tiềm ẩn hay các vấn đề về tranh chấp, khắc khẩu.
6. Coi trọng vị trí cầu thang
Cầu thang nên nằm ở vị trí phía bên phải hoặc bên trái nhà. Không xây cầu thang ở trung tâm ngôi nhà vì điều này có thể khiến gia đình bị rạn nứt hoặc ly tán, tài sản bị tiêu hao, gây mất mát những cơ hội lớn và lỡ những mối quan hệ quan trọng trong cuộc đời.
Thêm nữa, cầu thang đặt ở giữa nhà và còn nằm đối diện với cửa ra vào sẽ khiến gia chủ gặp vấn đề về sức khỏe.
Không đặt cầu thang ở giữa nhà
Cầu thang là nơi khí lực tụ lại và vận động. Vì vậy tránh đè lên trên cửa giường ngủ, hay bên dưới là bếp.
Điều đại kỵ là để cầu thang ở giữa nhà vì không tốt,thường thì nên đặt cầu thang ở góc riêng, đây là cách tốt nhất cho phong thuỷ ngôi nhà.
6.2. Thông số kỹ thuật với cầu thang nhà dân dụng
Chiều rộng của bản thang: Trong kiến trúc nhà ở dân dụng hiện nay,cầu thang thường rộng từ 0,8 m đến khoảng 1,2m hoặc 1,5m
Độ dốc của cầu thang: Độ dốc của cầu thang phụ thuộc vào chiều cao nhà, và quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang,được tính bằng công thức 2h + b = 600 mm (trong đó h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang).Trong các công trình kiến trúc,độ cao của bậc thang trong nhà thường từ 150 đến 180 mm,chiều rộng tương ứng từ 250 đến 300 mm.
Kích thước của chiếu nghỉ: Chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải thuận tiện trong quá trình vận chuyển.
Chiều cao của lan can: không liên quan đến độ dốc hay chiều rộng của cầu thang, chiều cao tiêu chuẩn của lan can từ mặt bậc lên tới tay vị của lan can là 900 mm, không được thấp hơn 80mm.
Số bậc cầu thang : có thể ứng dụng 1 trong 2 phương pháp sau:
Số bậc của mỗi tầng, cũng như của toàn thang, tính từ bậc thứ nhất đến kết thúc phải rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh”, “Lão”, “Bệnh”, “Tử”. Thông thường tổng số bậc cầu thang là bậc lẻ như 21, 19, 17 … Số lượng bậc thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc (chiếu tới, hành lang). Nếu có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ được tính như một bậc thang bình thường.
(Ghi nhớ công thức: 4*n + 1 = số bậc)
Tránh làm cầu thang quá dài từ tầng này lên tầng khác. Cầu thang càng dài thì khí càng yếu. Số bậc cầu thang mỗi tầng phải chia hết cho 4 và dư 1.
D – House hy vọng bài viết sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết đến bạn. Cùng chờ đón những bài viết tiếp theo với những kiến thức bổ ích về các phong cách thiết kế thú vị nhé.