Những lưu ý khi thiết kế phòng bếp

Bếp được xem là nơi giữ lửa, là nơi yên vui, sum họp ấm cúng của cả gia đình. Bếp nằm trong dương trạch tam yếu (cửa chính, phòng ngủ, bếp) có vai trò vô cùng quan trọng trong phong thủy nhà ở. Đối với mỗi thiết kế nhà đẹp, nếu như phòng khách thể hiện sự đầu tư và khả năng kinh tế của gia chủ thì phòng bếp lại là nơi thể hiện cuộc sống và sự hạnh phúc của cả gia đình. Người xưa từng có câu, muốn biết người phụ nữ như thế nào, hãy nhìn vào căn bếp của họ cho nên những lưu ý khi thiết kế phòng bếp vì thế mà cũng nhiều hơn, đòi hỏi kiến trúc sư phải tỉ mỉ và đầu tư nhiều tâm sức vào khu vực này.

1. Cách bố trí đồ đạc đảm bảo tuân thủ những lưu ý về thiết kế phòng bếp

Phòng bếp thường là nơi các thành viên trong gia đình tụ họp, do đó phòng bếp phải đảm bảo không gian cho các thành viên trong gia đình. Nếu căn bếp nhà bạn có diện tích nhỏ, giống như thiết kế phòng bếp tại các chung cư mini, hay những mẫu biệt thự 2 tầng ở phố với diện tích hạn hẹp thì tốt nhất bạn nên thiết kế phòng bếp mở và nối liền với không gian phòng khách hoặc phòng sinh hoạt chung của gia đình, điều này sẽ có lợi về mặt diện tích hơn. Còn đối với những căn bếp lớn, bạn cũng nên sắp xếp một đảo bếp hoặc một quầy bar để có không gian cho các thành viên giao tiếp trong khi nấu ăn. Một căn bếp như vậy mới thể hiện sự ấm cúng trong gia đình chứ không phải là không gian hoàn toàn tách biệt như phòng ngủ.

2. Đảm bảo ánh sáng, thông gió cho không gian bếp

Ánh sáng có vai trò quan trọng, chính vì vậy khi thiết kế phòng bếp bạn nên chú ý đến nguyên tắc nguồn sáng. Nguồn sáng nên được tận dụng triệt để từ các nguồn sáng tự nhiên: thiết kế các ô cửa để tận dụng ánh sáng mặt trời…

Ngoài ra, bạn cần thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng nhân tạo hợp lý để mang lại nguồn ánh sáng tốt nhất cho căn bếp. Các hệ thống đèn chiếu sáng ngay dưới hệ thống tủ bếp để có nguồn ánh sáng hoàn hảo khi nấu ăn.

Nếu không gian bếp đủ rộng, hãy để căn bếp có một cửa sổ ở bồn rửa. Cửa sổ sẽ giúp phòng bếp thoáng hơn mà lại hứng được ánh sáng tự nhiên vào trong, giúp không gian bếp luôn sáng sủa.

3. Chất liệu tủ bếp và các thiết bị nội thất

Gỗ là chất liệu truyền thống phổ biến được ưa chuộng. Bên cạnh chất liệu gỗ tự nhiên thì tủ bếp gỗ công nghiệp An Cường, gỗ nhựa cao cấp đang ngày được ưa chuộng bởi chúng sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật: thiết kế hiện đại, phong cách, đa dạng, độ bền khá cao, giá thành phù hợp với nhiều gia đình…

Ngoài chất liệu gỗ, bạn cũng có thể tham khảo tủ bếp nhôm kính vì chúng khá tiết kiệm chi phí, giá thành bình dân mà vẫn đảm bảo được công năng sử dụng.

4. Đề cao quy tắc an toàn

Phòng bếp là nơi nấu nướng, có khả năng dễ xảy ra hỏa hoạn nên khi thiết kế, bày trí các đồ vật trong gian bếp, bạn cần đặc biệt lưu ý đến tính an toàn.

Bạn nên ưu tiên lựa chọn những đồ vật tránh góc nhọn (bàn ghế bo góc tròn…), sàn nhà chống trượt.

Bên cạnh đó, bạn cần sắp xếp một cách khoa học các nội thất nhà bếp và tránh tác động trực tiếp của mặt trời đối với các vật dụng dễ gây cháy nổ như: bếp ga, lò vi sóng, tủ lạnh…

THÔNG TIN LIÊN HỆ

 

18 Views

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *